• :
  • :
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 0
Tháng 04 : 9
Tháng trước : 174
Năm 2025 : 443
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả bước đầu từ mô hình Tổ hợp tác trồng Nấm sò thôn Nà Lào, xã Đồng Thắng

Được thành lập từ năm 2021, Tổ hợp tác trồng nấm Nà Lào, xã Đồng Thắng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho các thành viên.

Năm 2021, bà Bùi Thị Hòa ở thôn Nà Lào đã mạnh dạn cùng với 10 hộ gia đình ở thôn Nà Lào thành lập tổ hợp tác trồng Nấm sò, bước đầu cho thu nhập khá. Theo báo cáo số lượng nguyên liệu trồng nấm và tổng thu nhập Nấm sò của tổ hợp tác năm 2024: đến nay Tổ hợp tác có 16 thành viên, với 15,1 tấn rơm làm được 12.099 bầu, trừ tổng chi số thu về của tổ hợp tác đạt hơn 400 triệu đồng.

Tổ hợp tác trồng nấm Nà Lào triển khai trồng nấm

 

Bà Bùi Thị Hòa, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng nấm Nà Lào cho biết: “Nghề trồng nấm vừa tận dụng được diện tích sẵn có của gia đình và nhân lực trong gia đình cũng như thời gian nhàn rỗi trong ngày. Vốn đầu tư lại ít. Hơn nữa, từ trẻ đến già đều có thể tham gia được, miễn là phải hết sức kiên trì, thực hiện đúng các quy trình từ khâu chọn nguyên liệu, xử lý, chăm sóc, thu hái. Nếu được hướng dẫn kỹ càng, mọi người dân bình thường đều có thể tiếp thu và làm được chỉ trong thời gian ngắn”.

Trồng nấm không khó, ai cũng có thể thành công với điều kiện phải nắm vững quy trình kỹ thuật vì sự tăng trưởng và quá trình phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố, như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... Do đó, điều kiện về diện tích và độ ẩm rất quan trọng. Kế đến là cách sắp xếp các bịch phôi nấm sao cho hợp lý, nhất là khâu phun nước phải bảo đảm tưới mỗi ngày.

Các bịch phôi nấm được sắp xếp hợp lý, đạt năng xuất cao

 

Hiện, bình quân mỗi hộ trong tổ hợp tác trồng nấm Nà Lào có khoảng 700 đến 800 bầu phôi nấm Sò, trung bình mỗi ngày 1 hộ thu hoạch được khoảng 4 kg nấm sò, bán với giá 45 ngàn đồng/kg, bình quân một tháng thu được hơn 5 triệu đồng.

Bàn Thị Viện, tổ phó tổ hợp tác trồng nấm Nà Lào cho biết: “Trước đây gia đình tôi chủ yếu dựa vào làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng nguồn thu nhập mang lại không cao, từ khi được tập huấn và trồng thành công nấm sò, ngày nào nhà tôi cũng có thu nhập”. Giờ đây, ngoài thời gian làm nông nghiệp, bà con trong tổ hợp tác lại cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm, tuy là nghề phụ nhưng nấm được xem như nguồn thu chính.

Nấm sò là thực phẩm sạch, bảo đảm dinh dưỡng

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống người dân ngày càng cao, do đó, việc tìm kiếm những thực phẩm sạch, bảo đảm dinh dưỡng dùng cho bữa ăn của gia đình hàng ngày trở thành một nhu cầu bức thiết. Nấm là một loại thực phẩm đáp ứng được cả hai yêu cầu trên.

Do đó, để sản phẩm đến được với người tiêu dùng một cách rộng rãi, các cấp, các ngành cần mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về trồng nấm cho bà con ở các địa phương, nhằm nhân rộng mô hình, giúp các hộ gia đình nhất là hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện tiếp cận với cách thức làm giàu từ nguồn vốn ít ỏi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

                                                                             Tin, ảnh: Ban biên tập


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị